NHỮNG LƯU Ý KHI BẠN ĐẾN NHÀ NGƯỜI NHẬT BẢN

Khi bạn đi du học Nhật Bản thì sẽ có lúc bạn đến thăm gia đình người Nhật. Có thể đó là gia đình người quen, người bạn thân thiết , cấp trên… của bạn. Mỗi đất nước lại có những văn hóa khác nhau, đây là những điều mà bạn phải lưu khi đến thăm nhà người Nhật.

1. Văn hóa đến thăm nhà của người Nhật.

Người Nhật có thói quen được liên lạc trước khi bạn muốn ghé thăm nhà họ. Dù bạn là người họ hàng,  người bạn thân thiết… cũng hãy liên lạc với họ rồi hẹn trước khi ghé thăm. Thời gian, mục đích bạn đến thăm họ để họ có thể đón tiếp bạn, không bị bất ngờ và phiền phức.

Người Nhật có thói quen tặng quà khi ghé thăm nhà người khác và họ cũng rất quan trọng hình thức gói quà. Họ thường thích được tặng bánh kẹo ngon và loại nhiều cái khi gia đình có trẻ nhỏ. Nếu bạn khéo tay bạn có thể tự tay làm những chiếc bánh ngon ,đẹp mắt để thể hiện tấm lòng của mình. Người Nhật cũng không thích những món quà có số lượng 4 và 9. Không thích những món quà có vật sắc nhọn, trà uống vì nó thể hiện điều không may mắn. Họ không thích những món quà là tiền vì nó chỉ dành lì xì năm mới và đám cưới. Vì vậy trước khi đến nhà người Nhật chơi thì hãy chuẩn bị thật chu đáo nhé.

Người Nhật luôn luôn thích cuộc hẹn trước và đúng hẹn. Bởi vị họ bận rất nhiều công việc và các công việc đều được sắp xếp rõ ràng. Ví dụ như nếu đã hẹn 7h đến chơi nhà người ta thì 6h55 phải có mặt. Người Nhật cho rằng đến sớm trước 5 phút là tốt nhất. Nếu đến muộn sẽ bị coi là rất thô lỗ, và gây ấn tượng không tốt cho họ. Họ cũng không thích bạn đến nhà quá lâu. Không nên để cuộc hẹn kéo dài quá 1h đồng hồ. Bạn có thể đưa ra lý do thích hợp để xin phép ra về 🙁 tôi xin phép về vì còn có chút việc bận ).

Trước khi bấm chuông cửa, hãy bỏ mũ và tươi cười khi chủ nhà ra mở cửa đón vào. Tiến hành chào hỏi và khi bước vào nhà hãy nói câu “おじゃましますおじゃまします”.

Khi bạn chỉ muốn ghé thăm để chào hay đưa quà bạn nên nói trước khi họ mời bạn vào nhà: ( tôi xin phép được đưa quà/chào ở đây, không cần phải mời tôi vào nhà đâu ạ ). Nếu được mời vào nhà thì bạn nên lưu ý người Nhật không thích người khác đi chân trần vào nhà họ. Họ rất sạch sẽ và bạn nên chọn 1 đôi tất trắng sạch đi vào nhà người Nhật. Khi vào nhà được mời ăn bánh, uống trà hãy ăn uống sau khi chủ nhà mời và xin mời chủ nhà rồi mới thưởng thức. Trước khi ra về hãy thưởng thức một chút vì người Nhật quan niệm khi bạn không thưởng thức bánh và trà mà đã ra về là thất lễ.

2. Cách đặt giày.

Khi đến thăm nhà người Nhật Bản, bạn luôn phải đi qua một genkan (tiền sảnh) .Khu vực này để bạn tháo giày của mình. Bạn hãy cời giày dép, xếp ngay ngắn để mũi giày hướng ra cửa rồi xỏ dép đi trong nhà hoặc bạn hãy đi tất sạch vào nhà .Người Nhật rất sạch sẽ và không thích ai đi chân trần vào nhà mình. Đến phòng khách bạn hãy nói cảm ơn chủ nhà và tặng quà cho gia đình bằng câu “これ、ほんのきもちです”. Đặc biệt, họ không thích những người để giày dép lộn xộn nơi genkan và nếu có giá dày dép bạn hãy để vào vị trí mà chủ nhà hướng dẫn.

3. Cách dùng bữa.

Khi bạn đến thăm nhà người Nhật và được chủ nhà quý mến mời bạn ở lại dùng bữa cùng gia đình bạn cung nên chú ý những điều sau :

Bạn hãy ngồi theo sự hướng dẫn của người chủ nhà. Khi được ngồi vào bàn tiệc bạn hãy nói “しつれいします “. Nhưng bạn đừng nên uống trước đồ uống mà hãy để chủ nhà mời , mọi người cùng cạn chén bạn hãy cạn chén. Trước mỗi bữa cơm, người Nhật thường hành lễ đan hai bàn tay vào nhau, gật đầu thật nhẹ và nói một câu: “いただきますいただ” . Đây là một nghi thức lâu đời của người Nhật, mang ý nghĩa như một lời mời ăn cơm, chúc ăn ngon miệng. Lời biết ơn đối với những người đã bỏ công sức tạo ra mâm cơm (bao gồm người nuôi trồng cho tới người nấu nướng). Người Nhật cho rằng, vạn vật trên đời đều có sinh mạng, từ động vật gà, cá, lợn, bò cho tới các nguyên liệu: hành, tỏi, tiêu… Do đó, việc chúng hy sinh thân mình để duy trì cuộc sống của con người rất đáng trân trọng và thiêng liêng Vì vậy bạn nên lấy đủ số thức ăn mà mình có thể ăn, không nên bỏ thừa thức ăn. Trong lúc ăn hãy nói chuyện vui vẻ , nhưng nếu thức ăn bị rơi bạn cũng đừng dùng tay đỡ thức ăn vì người Nhật thường không thích hành động này. Đối với người Nhật, việc đứng lên đi vệ sinh hay bỏ đi đâu đó là hành động bất lịch sự. Bạn chỉ nên đi trong trường hợp bữa tiệc kéo dài quá lâu. Sau khi ăn xong, bạn cần xếp bát đũa lại theo trật tự ban đầu như lúc đồ ăn được dọn ra, úp lại nắp các bát, đặt đũa lên thanh gác đũa hoặc giấy bao. Người Nhật kết thúc bữa ăn với câu “ごちそうさまでした” nghĩa là “cảm ơn vì bữa ăn”, thể hiện sự trân trọng với người làm ra bữa ăn và với các nguyên liệu chế biến ra món ăn.

Trong khi ăn bạn nên ngồi thẳng lưng, thoải mái với phong thái tự nhiên nhưng đừng giẫm lên nệm ngồi của người khác. Khi ăn bạn nên từ tốn lấy vừa đủ thức ăn và không nên vừa ăn vừa nhai vừa nói chuyện. Người Nhật dùng đũa trong các bữa ăn nhưng có cũng có những điều kiêng kị trong bữa ăn bạn cần biết : Ở Nhật cắm đũa vào bát cơm chỉ cho người chết trong đám tang nên đây là điều cấm kỵ trong văn hóa dùng đũa của người Nhật Bản. Còn cắm đũa vào thức ăn sẽ bị cho là thiếu tôn trọng đối với người nấu món ăn. Vì vậy, bạn không nên cắm đũa vào bát cơm và thức ăn trong bữa ăn với gia đình người Nhật. Ở Nhật Bản có tập tục dùng đũa gắp chuyền xương cốt người chết để cho vào các hũ đựng nên trong bàn ăn người Nhật cấm kỵ dùng đũa gắp chuyền thức ăn. Khi bạn đến Nhật Bản bạn nên hiểu rõ tập tục này để tránh làm điều cấm kị này trong bữa ăn cùng gia đình người Nhật. Bạn không nên gác đũa ngang bát sẽ khiến người khác hiểu rằng bạn đã no, không muốn ăn nữa hoặc thức ăn không ngon. Khi dừng đũa bạn nên gác lên đồ gác đũa đã được chuẩn bị sẵn. Bạn không nên và cơm trực tiếp hay ngậm cắn đầu đũa lâu rồi gắp thức ăn vì như thế gây nên mất lịch sự và mất vệ sinh. Không cầm đồng thời bát canh và đôi đũa, không chĩa đũa vào người đối diện. Văn hóa ăn uống của người Nhật rất từ tốn và tinh tế, do đó mọi hành động làm rơi vãi hoặc đổ thức ăn đều khiến người cùng mâm cơm không hài lòng.

4. Sau khi ra về.

Sau khi ra về bạn hãy cúi chào gia chủ một cách kính trọng và nói lời cảm ơn. Nếu bạn ở xa đến khi về đến nhà hãy gọi điện thoại cảm ơn và báo cho gia chủ biết bạn đã về nhà an toàn.

Nếu gia chủ là một người lớn tuổi , cấp trên của bạn hoặc gia chủ đã mời bạn bữa cơm thân mật thì bạn hãy viết thư cảm ơn. Nội dung bức thư có thể ngắn gọn nhưng chứa đựng tình cảm biết ơn với sự đón tiếp nồng hậu của gia đình. Những điều này thường không còn thấy ở Việt Nam song ở Nhật Bản vẫn luôn được coi trọng và gìn giữ như một nét văn hóa riêng của con người xứ hoa anh đào. 

Thu Hương
Đến thăm nhà người Nhật có rất nhiều điều cần phải lưu ý. Đối với người nước ngoài thì cũng không quá khắc khe nên các bạn đừng quá lo lắng khiến cho việc đến thăm nhà người Nhật trở nên không vui. Nhưng để tránh những điều thất lễ hãy tìm hiểu kỹ trước khi đến nhà người Nhật nhé!
JP SMART SIM

Ai cũng có thể đăng ký JP Smart SIM, dù bạn là người Nhật, người Việt, người Mỹ, người Thái Lan hay bất kể nơi đâu trên thế giới

 

 

●Hoàn thành đăng ký dễ dàng trong 1 phút qua Internet chỉ với Hộ Chiếu(Bạn có thể hoàn tất đăng ký qua mạng Internet chỉ trong vòng 1 phút.)

●Không áp đặt thời gian làm hợp đồng. Miễn phí phí dừng hợp đồng.

Với JP Smart DATA,( các khách hàng có thời gian lưu trú tại Nhật ngắn cũng có thể sử dụng điện thoại di động.)

●Có thể đăng ký dễ dàng mà không cần đến thẻ tín dụng hay tài khoản ngân hàng(Có thể trả phí hàng tháng qua các hệ thống cửa hàng tiện lợi.)