Cách phân loại rác ở Nhật Bản

Nhật Bản là một nước nổi tiếng trong việc phân loại rác thải một cách nghiêm ngặt. Tất cả các loại rác thải trước khi mang đi vứt phải được phân loại và đổ rác đúng ngày và nơi quy định. Bài viết này mình sẽ giới thiệu cho các bạn câch phân loại rác thải ở Nhật Bản.

Tuỳ vào từng khu vực ( thành phố, quận, huyện,…) mà nơi đổ rác và ngày đổ rác là khác nhau. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu thông tin về những quy định đổ rác ở nơi mình ở. Nhưng thông tin này có thể sẽ được phát kèm hợp đồng nhà ở, dán ở bảng thông báo của kí túc xá hay dán ở nơi đổ rác.

Tuy nhiên cách phân loại rác thì hầu hết là giống nhau.

Rác ở Nhật Bản chia làm những loại chính như sau: rác cháy được (燃えるごみ), rác không cháy được (燃えないごみ), rác tái chế được, (資源ごみ), rác kích thước lớn(そ大ごみ), rác có hại (有害ごみ)

1. Rác cháy được (燃えるごみ)

Là loại rác thải phát sinh nhiều nhất trong cuộc sống hằng ngày.

Bao gồm:

  • Rác tươi sống (được chắt hết nước trước khi vứt)
  • Giấy vụn
  • Áo quần
  • Dầu dùng cho nấu ăn (được thấm bằng giấy hoặc vải)
  • Rác sinh lý, tã
  • Cành khô, hoa lượng nhỏ (gom lại để kích thướt dưới 30cm, trường hợp lượng lớn thì phải liên lạc với trụ sở hành chính)
  • Hộp đựng thức ăn, vỏ mì ăn liền, vỉ đựng trứng
  • Vỏ bánh kẹo
  • Bình đựng xà phòng, hộp đựng mayonnaise (phải rửa sạch trước khi vứt)
  • CD, MD, DVD
  • Móc treo, dụng cụ học tập, túi ni lông,…
  • Sản phẩm cao su (găng tay cao su, ống cao su, giày, bóng,..)

2. Rác không cháy được (燃えないごみ)

Bao gồm các loại sau:

  • Kim loại kích cỡ nhỏ (ô, chảo, ấm,…)
  • Đồ điện kích cỡ nhỏ dưới 30c (máy sấy, radio,…)
  • Dao, kéo,…
  • Đồ gốm, kính
  • Bình phun, bật lửa, giấy kẽm (loại bỏ hết các khí ga ở bên trong)
  • Bóng đèn sáng, đèn huỳnh quang

Chú ý khi bỏ các loại rác nguy hiểm như dao, kéo, kính vỡ, đèn vỡ thì phải bọc nó vào trong túi giấy hoặc báo và ghi chữ「危険:きけん」có nghĩa là “nguy hiểm”.

3. Rác tái chế được: (資源ごみ)

Bao gồm :

  • Giấy các loại (giấy báo, tạp chí, bìa cattong) được chia theo loại và buột dây hình chữ thập
  • Lon và chai phải lột vỏ, lột nắp và rửa một lần trước khi vứt. Sau đó cho vào túi đựng rác
  • Chai, lọ thủy tinh: cho vào túi giấy; nếu bị vỡ thì phải bọc bằng giấy báo, bỏ vào bao và ghi chữ 「ガラス危険(ガラスきけん)」có nghĩa là thủy tinh nguy hiểm

4. Rác kích thước lớn: (そ大ごみ)

Vậy dụng trong gia đình như bàn ghế,giường, máy hút bụi, xe đạp, tủ, bếp ga,…Những vật dụng có kích thước vượt quá 30cm được xem là rác cỡ lớn. Để thu gom rác loại này cần phải đăng ký với trung tâm thu gom rác thải ở khu vực nơi bạn ở. Cụ thể là phải mua “Phiếu thu gom rác cỡ lớn”, đăng kí ngày thu gom, sau đó dán trên bề mặt của rác cần thu gom và đặt chúng đúng nơi quy định.

Các vật dụng gia đình khác như tủ lạnh, máy giặt, điều hoà, ti vi là những thiết bị được nhà sản xuất thu hồi và tái chế. Trường hợp này phải mất phí vận chuyển và phí tái chế.

5. Rác có hại (有害ごみ)

Rác có hại là một phần của rác không cháy được.

Bao gồm bóng đèn, dao, kéo, ga, nhiệt kế, pin,…

Điều lưu ý là đối với các loại rác thải này cần cho chúng vào bao nhựa dẻo hoặc túi giấy, thùng giấy, bên ngoài có ghi rõ là 「有害ごみ」tức là rác có hại.

JP SMART SIM

Ai cũng có thể đăng ký JP Smart SIM, dù bạn là người Nhật, người Việt, người Mỹ, người Thái Lan hay bất kể nơi đâu trên thế giới

 

 

●Hoàn thành đăng ký dễ dàng trong 1 phút qua Internet chỉ với Hộ Chiếu(Bạn có thể hoàn tất đăng ký qua mạng Internet chỉ trong vòng 1 phút.)

●Không áp đặt thời gian làm hợp đồng. Miễn phí phí dừng hợp đồng.

Với JP Smart DATA,( các khách hàng có thời gian lưu trú tại Nhật ngắn cũng có thể sử dụng điện thoại di động.)

●Có thể đăng ký dễ dàng mà không cần đến thẻ tín dụng hay tài khoản ngân hàng(Có thể trả phí hàng tháng qua các hệ thống cửa hàng tiện lợi.)